Vua Ấn-Hy Lạp Menandros_I

Lãnh thổ Ấn-Hy Lạp, với các chiến dịch và trận đánh được biết đến.[5][6][7]

Menandros là người Ấn Độ gốc Hy Lạp, sinh ra tại làng Kalasia gần miền Alexandria Caucasica (ngày nay là Bagram, Afghanistan).[3] Ông cai trị một quốc độ bao gồm những vùng đất phía đông của đế chế Hy Lạp ở Bactria (ngày nay là ولایت بلخ hay tỉnh Bactria) và mở rộng đến Ấn Độ (khu vực mà nay là tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Punjab ở Pakistan và Punjab, Haryana và các bộ phận của tiểu bang Himachal Pradesh và khu vực Jammu ở Ấn Độ).

Sau khi thôn tính miền Punjab (Ngũ Hà), ông thiên đô về Sagala (Xá Kiệt), một thành phố giàu có ở miền Bắc Punjab (được cho là Sialkot hiện đại), ngày nay thuộc Pakistan.[3] Sau đó, ông đã chu du khắp miền bắc Ấn Độ và đã viếng thăm kinh đô Patna Đế quốc Maurya. Mọi ý định chiếm toà thành này đã phải gạt sang một bên khi vua Eucratides I vua của Vương quốc Hy Lạp-Bactria bắt đầu phát động chiến tranh ở biên giới tây bắc của Ấn-Hy Lạp. Ông là một trong số ít các vị vua xứ Bactria được nhắc đến bởi các sử Hy Lạp, trong số họ có Appollodorus của Artemita. Nhà sử học La Mã Trogus Pompeius đã đề cập đến các vua Appolotus và Menandros I trong bộ sử khá dày của ông ta. Ngoài ra, hai nhà sử học nổi tiếng người Hy Lạp là StraboPlutarch cũng viết khá nhiều về công đức của vua Menandros, cho thấy ông không chỉ nổi danh ở Tiểu Á và vùng Tây Bắc Ấn mà còn được đề cập trong thế giới Hy LạpLa Mã cổ đại.[8] Theo Strabo, người Hy Lạp ở Bactria đã chinh phục được nhiều bộ lạc Ấn Độ hơn cả Alexandros Đại đế, và Menandros là một trong hai vị vua Bactria, cùng với Demetrios, là những người mở rộng quyền lực của mình vào sâu Ấn Độ nhất:

Những người Hy Lạp đã gây ra cuộc nổi dậy ở Bactria đã trở nên hùng mạnh vì sự màu mỡ của đất nước mà họ đã trở thành những vị chủ nhân, không chỉ ở Ariana, mà còn ở Ấn Độ, như Apollodorus của Artemita nói: và các bộ lạc khác bị chinh phục bởi họ còn nhiều hơn bởi Alexandros-- đặc biệt bởi Menandros (ít nhất là nếu ông ta thực sự vượt qua Hypanis về phía đông và tiến xa tới tận Imaüs), một số đã được cho là chinh phục bởi cá nhân ông và những người khác như bởi Demetrios, con trai của Euthydemos vua của người Bactria; và họ đã chiếm hữu, không chỉ của Patalena, mà còn, trên phần còn lại của bờ biển, của những gì được gọi là vương quốc SaraostusSigerdis. Bằng cách ngắn gọn, Apollodorus nói rằng Bactriana là vật trang trí của Ariana;va, hơn thế nữa, họ mở rộng đế chế của họ thậm chí đến tận SeresPhryni.

— Strabo, Geographica[9]

Strabo cũng cho thấy rằng những cuộc viễn chinh của người Hy Lạp còn xa tới tận cố đô Pataliputra vốn ở đông bắc Ấn Độ (ngày nay là Patna):

"Những người đến sau Alexandros đã đi đến sông HằngPataliputra" (Strabo, 15.698).

Các nguồn Ấn Độ khác nhau cũng mô tả các cuộc tấn công của người Hy Lạp vào Mathura, Panchala, SaketaPataliputra. Đặc biệt là những đề cập của Patanjali vào khoảng năm 150 TCN và Yuga Purana về một cuộc xâm lược của ngoại bang, trong đó mô tả các sự kiện lịch sử Ấn Độ dưới hình thức của một lời tiên tri:

"Sau khi đã chinh phục Saketa, đất nước của người Panchala và Mathuras, những người Yavana (Hy Lạp), độc ác và can đảm, sẽ chiếm được Kusumadhvaja. Nhũng tường thành bằng bùn tại Pataliputra đã bị tiếp cận, tất cả các tỉnh sẽ rối loạn, không cần phải nghi ngờ. Cuối cùng, một trận chiến lớn sẽ diễn ra tiếp theo, cùng với các công cụ giống như cây (vũ khí đánh thành)." (Gargi-Samhita, Chương Yuga Purana, số 5).Đồng đracma của Menandros I (165-130 TCN).
Phải: Dòng chữ Hy Lạp, ΒΑΣΙΛΕΩΣ ΣΩΤΗΡΟΣ ΜΕΝΑΝΔΡΟΥ (BASILEOS SOTEROS MENANDROU), dịch là "Của Vua cứu độ Menandros".
Phải: Dòng chữ Kharosthi: MAHARAJA TRATASA MENADRASA "Vua cứu độ Menandros". Athena tiến sang phải, với sấm sét và lá chắn.

Ở phía Tây, Menandros dường như đã đẩy lùi các cuộc xâm lược của vua Eukratides xứ Hy Lạp-Bactria, và đuổi quân Hy Lạp-Bactria xa tới tận vùng Paropamisadae, qua đó củng cố quyền lực của các vị vua Ấn-Hy Lạp ở phía bắc của tiểu lục địa Ấn Độ.

Di Lan Đà vấn đạo đã đưa ra một số cái nhìn thoáng qua các phương pháp quân sự của ông:

"Có nước cừu địch nào lăm le xâm chiếm nước của Ðại vương không?-Có, dĩ nhiên.-Thế thì Ðại vương có chờ cho đến khi giặc quân đến công phá ngoài thành rồi mới lo rèn đúc binh khí, luyện tập binh mã, hay phải lo toan dự phòng các việc ấy từ trước?-Phải lo dự phòng từ trước.-Giặc chưa đến thì dự phòng làm gì?-Vì giặc đến bất thình lình.-Cũng thế, khổ đau đến với kiếp sống không thể nào lường trước được. Nếu không chuẩn bị thì không kịp thời đối phó."

Menandros trị vì 35 năm qua đó trở thành quân chủ trị vì lâu dài và thành công nhất của vương quốc Ấn-Hy. Theo sách "Những hộ pháp vương của Phật giáo trong Lịch sử Ấn Độ" của tác giả Trần Trúc Lâm (2007), Menandros được thần dân ngưỡng mộ vì có tư cách đạo đức, có tài điều binh khiển tướng, cai trị công minh, không phân biệt đối xử giữa các dân tộc Hy Lạp, Phật giáo, Ấn Độ giáoBái Hỏa giáo, làm cho dân giàu nước mạnh.[8] Một loạt những phát hiện của những đồng tiền mang hình ông là bằng chứng cho sự thịnh vượng và mở rộng của đế chế vào thời kỳ này: những đồng tiền của ông có số lượng nhiều nhất và phổ biến nhất trong số những đồng tiền của các vị vua Ấn-Hy Lạp đã được khai quật. Tuy nhiên, về ngày tháng chính xác về triều đại của ông, cũng như nguồn gốc của ông, thì vẫn còn còn rất mơ hồ. Một số sử gia cho rằng, Menandros hoặc là một cháu trai hoặc một cựu tướng của vua Hy Lạp-Bactria Demetrios I, nhưng khoảng cách thời gian tại vị của hai vị vua được cho là cách nhau ít nhất ba mươi năm.[10] Ngoài ra, cũng có người cho rằng ông là con rể của Demetrios II. Người tiền nhiệm của Menandros tại Punjab dường như là vua Apollodotos I.

Đế chế của Menandros còn tồn tại một cách phân mảnh cho đến khi vua người Hy Lạp cuối cùng là Strato II biến mất vào khoảng năm 10 CN.

Cuốn Periplus biển Erythraei tiếp tục chứng minh cho triều đại của Menandros và ảnh hưởng của Ấn-Hy Lạp ở Ấn Độ:

"Cho đến ngày nay những đồng đracma cổ đang hiện hành ở Barygaza, vốn đến từ đất nước này, đều mang dòng chữ trong mẫu tự Hy Lạp, và mang những hình vẽ của những người trị vì sau thời đại Alexandros, Apollodorus [sic] và Menandros."

— Periplus, Chương 47[11]

Menandros là vị vua Ấn-Hy Lạp đầu tiên ban hình đồng tiền mang hình Athena Alkidemos ("Athena, vị cứu tinh của bá tánh"), hình ảnh này có thể tham chiếu đến một bức tượng tương tự của Athena Alkidemos tại Pella, thủ đô xứ Macedonia. Tiền mang phong cách này đều đã được sử dụng bởi hầu hết các vị vua Ấn-Hy Lạp sau đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Menandros_I http://www.britannica.com/EBchecked/topic/374659/M... http://www.coinarchives.com/a/results.php?results=... http://www.quangduc.com/VuLan/2009/09ducphat.html#... http://www.quangduc.com/lichsu/85phatgiao2500-09.h... http://www.wildwinds.com/coins/greece/baktria/king... http://www.fordham.edu/halsall/ancient/periplus.ht... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Strab... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Strab... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p069243816